helo 88, hello88 VÀ hello88 hiện đang mở HUYỆN helo88 QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT 22hello88 ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXIII, NHIỆM KỲ 2015-2020!

Những Người kể chuyện nghĩa tình helo88.com – Duy Xuyên

Đăng lúc: 20:59:17 30/05/2024 (GMT+7)
100%

Đã hơn 60 năm kể từ ngày kết nghĩa với biết bao nghĩa tình giữa hai huyện helo88.com – Duy Xuyên. Trong suốt quá trình đó, tình kết nghĩa anh em được những thế hệ lãnh đạo đầu tiên đặt nền móng, dựng xây, vun đắp để hôm nay mối tình ấy mãi bền vững, sắt son. Hai người anh em dù có khoảng cách xa về mặt địa lý song đã không ngừng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau ở tất cả các lĩnh vực trong suốt hơn nửa thế kỷ. helo88.com – Duy Xuyên, đó không chỉ còn là tên địa danh mà trở nên thân thuộc qua những câu chuyện thấm đẫm nghĩa tình đồng chí, đồng đội, tình quân dân của các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai huyện.

   Ông Nguyễn Tấn Lân, nguyên là Bí thư Huyện ủy Duy Xuyên, năm nay đã 72 tuổi. Trong cuộc đời của mình, ông không thể nào quên những tháng này được sống trong vòng tay của bà con tại Nông Cống. Nhắc đến Nông Cống, ông coi đó như quê hương thứ hai. Đó là nơi có những người dân chân chất, nặng nghĩa, nặng tình đã cưu mang ông trong những ngày ra Bắc trị thương. Dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn nhớ như in tên, tuổi, khuôn mặt của những người dân Nông Cống ông từng gắn bó. Ông Nguyễn Tấn Lân – nguyên Bí thư Huyện ủy Duy Xuyên nhớ lại: “Cuối năm 1971, lúc đó tôi là du kích, tôi đánh địch ở khu đồn xóm mới Xuyên Tân, nay là xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Và tôi bị thương nặng nên đưa ra miền Bắc điều trị. Tôi ra tới Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa thì được ở trạm chuyển thương CT12, xóm Định Kim, Nông Cống. Tôi được trọ tại nhà bác Lê Văn Lậu và bà cụ Lê Thị Bắp. Trong gia đình 2 bác có chị Vách, anh Năm, cô Sáu. Tôi ở đó một thời gian, gia đình có người con đi B cho nên muốn biết tình hình ở trong Nam như thế nào. Tôi tâm sự kể chuyện. Gia đình rất tình cảm,coi tôi như người con trong nhà. Trời lạnh, bác Lậu đưa quần áo bông để mặc, còn chiều lại tất cả ngồi bên bếp chụm rơi, tâm sự”

Từng cử chỉ nhỏ của mỗi người dân Nông Cống lúc bấy giờ đã in đậm trong trái tim của người lính Quảng Nam, để rồi sau này hòa bình lập lại, khi làm Bí thư Huyện ủy Duy Xuyên, ông cũng Đảng bộ, Chính quyền Nhân dân Duy Xuyên đã ra sức vun đắp cho mối tình kết nghĩa ấy. Đó cũng là cách ông báo đáp ân tình của những người dân Nông Cống, quê hương thứ hai của mình.

    Còn đối với ông Lê Đình Tốn – nguyên Bí thư Huyện ủy Nông Cống, một trong những vị lãnh đạo đầu tiên của huyện Nông Cống được vào thăm mảnh đất Duy Xuyên và gặp gỡ với lãnh đạo huyện Duy Xuyên sau khi hòa bình lặp lại. Đó là cột mốc để mối tình kết nghĩa hai huyện có nhiều bước tiến mới trong giai đoạn về sau. Ông Lê Đình Tốn nhớ lại: “Năm 1960, hai huyện Duy Xuyên và Nông Cống kết nghĩa. Do trong thời chiến tranh nên lúc đó lãnh đạo chưa có dịp gặp nhau. Trong những năm đó, nhiều đợt, Nông Cống đã đưa cả trung đoàn vào Duy Xuyên để cùng chung chiến hào với quân dân Duy Xuyên chiến đấu chống quân thù. Đến năm 1988, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hòa bình lập lại, lúc này tôi là Trưởng ban Tuyên giáo. Tôi cùng với đồng chí Phạm Văn An – Bí thư Huyện ủy có chuyến công tác trong phía Nam. Đến Đà Nẵng thì liên lạc với đồng chí Lâm Xuân Đường – Trưởng ban Tuyên Giáo HU Duy Xuyên bấy giờ. Nghe tin có người anh em Nông Cống vào, các đồng chí trong Duy Xuyên rất vui mừng và đón tiếp chúng tôi chu đáo. Đó cũng là lần đầu tiên lãnh đạo hai huyện Nông Cống và Duy Xuyên gặp nhau tại Duy Xuyên sau khi kết nghĩa. Đến năm 1989, tôi làm Bí thư huyện ủy Nông Cống. Từ đó đến nay, lãnh đạo hai huyện không ngừng gặp gỡ, trao đổi, thể hiện tình cảm và trách nhiệm với nhau, có những việc làm cụ thể thể hiện tình kết nghĩa keo sơn gắn bó. Điển hình như những năm sau 1990, Duy Xuyên bị lụt bão nặng, huyện Nông Cống đã chở cả xe lúa giống vào để hỗ trợ bà con Duy Xuyên. Ngược lại, Đảng bộ, chính quyền nhân dân Duy Xuyên cũng hết sức chí tình,chí nghĩa, năm nào cũng ra thăm và hỗ trợ Nông Cống. Có thể khẳng định tình cảm đó hết sức sâu sắc và gắn bó”.

      Ngược dòng lịch sử, qua những lời kể của thế hệ lãnh đạo đầu tiên đặt nền móng cho quan hệ kết nghĩa hai huyện Nông Cống- Duy Xuyên, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn tình kết nghĩa anh em cá nước giữa hai huyện. Từ đó đến nay, các thế hệ lãnh đạo tiếp sau và nhân dân hai huyện luôn có nhiều hoạt động để vun bồi cho mối tình ấy ngày càng thắm thiết keo sơn. Để rồi cho đến nay mỗi một người dân của huyện Nông Cống khi nghe đến Duy Xuyên, mỗi người dân Duy Xuyên khi nghe đến Nông Cống đều cảm thấy đó như quê hương của mình. Nông Cống – Duy Xuyên luôn trong trái tim của mỗi người dân chúng ta.

Trần Hà